Đăng bởi Admin | 30/4/16 | 0 nhận xét
Một số bí
quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia.
Cân đối thời
gian làm bài hợp lý
Bí quyết làm
bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao là nên
bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết
định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi
những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong
đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua.
Sau khi giải
quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn
lại. Nếu đã sát thời gian (còn dưới 5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán lựa
chọn đáp án nhanh để đạt xác suất cao nhất.
Đọc kỹ câu hỏi
Mặc dù cần
phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa là các thí sinh được phép
đọc lướt một cách cẩu thả. Có nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kỹ
các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng
trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ
có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ
“đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một
cách dễ dàng.
Nhanh mà bao quát
Ngoài ra, bí
quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa đạt điểm cao là hãy luyện tập cách nhìn
câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh
dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong
quá trình làm bài.
Phải kết hợp
cả đáp án với câu hỏi vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng
nhanh kết quả mà mình cần tìm.
Cô Nguyễn Bích
Hà - người có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và có nhiều học sinh đạt giải cao
ở các kì thi Quốc gia và Olympic quốc tế, đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi ĐH
môn Hóa từng chia sẻ với học sinh 3 cách ôn thi tốt
nghiệp - đại học trên báo Dân
trí như sau:
Thứ nhất, hệ
thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực nghiệm;
chúng thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kĩ năng đặc biệt gì
trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử dụng trong những loại
câu hỏi nào?...).
Đối với phần
hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy tắc cộng
vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm...).
Đối với câu
hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung
bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch; tăng
giảm khối lượng...
Đối với phần
câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác của nội
dung được sử dụng.
Thứ hai, phân
dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề.
Thứ ba, khi
học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào?
Khai thác kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống
chế thời gian...
#HÃY LIKE HOẶC SHARE NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH NHA!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được những bài viết mới nhất từ Thư viện Tài liệu học tập