Đăng bởi Admin | 25/4/16 | 0 nhận xét
Bạn sẽ chỉ thật sự yêu quý ai khi người đó sống mãi trong lòng bạn. Tôi cũng vậy, tôi rất yêu quý ông ngoại tôi - vì thế mà những hình ảnh to lớn vĩ đại về ông vẫn luôn gắn chặt trong trái tim tôi.
Cho tới bây giờ, tôi cũng không còn nhớ rõ được về vẻ ngoài của ông. Tôi chỉ nhớ rằng ông tôi rất cao, vì cứ mỗi lần ông dắt tôi đi chơi thì tôi lại thấy cái bóng khổng lồ của ông đổ dài trên mặt đường. Ông tôi có một đôi bàn tay rất to và đầy chai với vô vàn những đường gân sần sùi chạy dọc chạy ngang. Không hiểu sao hồi đó tôi rất thích chơi"chi chi chành chành" với ông; có lẽ là tại vì bàn tay to lớn ấy của ông chẳng bao giờ bắt được ngón tay tí hon của tôi. Tôi lấy làm tự hào lắm! Và tôi cũng nhớ khuôn mặt hiền từ của ông mỗi khi ông cười; lúc ấy trên vầng trán cao cao và dưới khóe mắt ông tôi lại hiện ra những nếp da nhăn nheo; tưởng chừng như cả dòng thời gian cuộn vào trong những nếp gấp ấy... Những hình ảnh về ông in vào tâm trí tôi lúc đó - tâm trí của một đứa trẻ mới năm tuổi- dù chỉ nhẹ nhàng mờ ảo như những làn sương nhưng không bao giờ tôi có thể quên được!
Ông ngoại rất chiều tôi - đó là một lí do rất có lí để tôi rất yêu quý ông. Ông thường hay kể chuyện cho tôi nghe. Khác với bà tôi - bà lúc nào cũng kể chuyện cổ tích, thì ông tôi toàn kể những câu chuyện có thật, ông đã được nhìn, được nghe, được chứng kiến. Đó là những chiếc máy bay dội bom như trút nước tàn phá biết bao nhiêu ruộng vườn, nhà cửa; những đoàn quân đội lá xanh trên đầu rầm rập hành quân hay những con đường làng xơ xác, vắng vẻ mà ông đã từng hành quân qua... Lúc ấy tôi chưa hiểu thế nào là tình đoàn kết, tình đồng chí bên trong những câu chuyện của ông, thế nhưng tôi luôn chăm chú lắng nghe. Khi tôi bắt đầu biết đọc, cứ mỗi buổi sáng thức dậy tôi lại thấy một quyển truyện nhỏ đặt ở đầu giường. Tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng, la hét ầm ĩ và hỏi ông thì ông bào:
- Có một ông bụt hiện ra bảo ông là ai ngoan thì thưởng cho quyển truyện này!
- Cháu hả ông, cháu ngoan hả ông?... -Mắt tôi long lanh.
Và ông lại cười hà hà, xoa xoa đầu tôi...
Có lần bố mẹ tôi đi vắng, để tôi ở nhà một mình với ông bà. Buổi sáng ngủ dậy không thấy ông, tôi liền chạy ra cổng chờ ông về. Từ bên kia đường, ông tôi mỉm cười và vẫy tôi. Thế là tôi chẳng để ý xe cộ gì cả, chạy ào ra ngoài đường. Bỗng một tiếng "kít" ở ngay sát tôi! Không phải ô tô, không phải xe máy, chỉ là một người đi xe đạp; mà tôi cũng chỉ bị ngã trầy da. Ấy thế mà tôi đã òa lên khóc nức nở, mà lại còn không chịu đứng dậy nữa chứ! Mắt tôi đang nhòe đi vì nước, thì bỗng có một bàn tay thô thô, ráp ráp quẹt nước trên má tôi, xốc nách tôi vào nhà. Tự nhiên tôi cảm thấy chẳng còn đau đớn gì nữa cả; tôi nín thinh. Bàn tay của ông ngoại sao mà rộng lớn và ấm áp đến thế! Tôi thấy ông thật giống như người khổng lồ tốt bụng trong các câu chuyện của bà vậy. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi tôi ở bên ông!
Thời gian đến và đi cũng thật nhanh. Rồi cho tới một ngày, thần chết đã tới và mang đi của bà tôi người chồng, của bố mẹ và các bác tôi người cha, và của tôi người ông - người mà tôi tin tưởng và yêu quý nhất. Lúc ấy tôi không biết thế nào là cái chết, tôi chỉ thấy người ta đặt ông tôi nằm vào một cái hòm đậy kín. Tôi ngạc nhiên lắm khi thấy tất cả mọi người đều khóc lóc và đều tỏ ra rất đau đớn. Tôi đã không hề khóc được một giọt nước mắt nào cho tới khi chiếc xe chở quan tìa của ông tôi lăn bánh. Tôi còn nhỏ nên chỉ được ngồi ở xe khách. Bấy giờ tự nhiên tôi mới cảm thấy một cái gì đó thiếu vắng; không phải vì tôi nhận ra ông tôi đã mất mf chỉ đơn giản là tôi không được ngồi trên chiếc xe ấy, không được nhìn thấy ông tôi! Tôi đưa tay ra khoảng không để với lấy chiếc xe. Nhưng bàn tay của tôi vô vọng và nhòe đi giữa không trung. Tôi không biết rằng kể từ giờ phút ây, tooi không bào giờ còn được gặp ông, không bao giờ còn được chơi trò "chi chi chành chành" với ông nữa!! Những ngày sau đó, tôi thấy trên bàn thờ nhà tôi đặt tấm ảnh của ông. Ông đang mỉm cười, những nếp nhăn hiện lên trên vầng trấn và khóe mắt của ông. Mỗi lần đi qua chỗ ấy, tôi đều cười lại và chào ông rõ to, tôi còn vẫy tay với ông nữa; mặc dù chẳng bao giờ ông vẫy tay chào lại tôi!
Nhiều năm qua đi. Rồi bất chợt trong một khoảng thời gian nào đó, một giờ, một phút, một giây - không, chỉ một khoảnh khắc ngẳn ngủi tôi chợt nhận ra thế nào là mất đi một người thân yêu. Lúc đó tôi mười tuổi. Và tôi đã khóc, đã khóc thật nhiều bởi tôi nhớ tới ông tôi, nhớ bàn tay với những đường gân sần sùi chạy dọc chạy ngang, nhớ cái bóng khổng lồ của ông đổ dài trên mặt đường. Tôi cảm thấy ân hận vì tôi - đứa cháu mà ông yêu quý nhất không thể hiểu rằng ông đã ra đi, vì lúc ấy sao mà tôi khờ dại và ngốc nghếch thế,sao tôi không ngoan hơn, không chăm sóc ông tốt hơn, biết đâu.... Ông tôi đã mất. Đó là sự thật. Tôi phải dũng cảm nhìn vào sự thật ấy. Giờ đây tôi đã hiểu rằng mình phải sống tốt hơn, phải chăm sóc bà ngoại của tôi thật tốt. Bởi vì tôi hiểu rằng, ở một nơi nào đó trên kia, một nơi rất xa và rất xa, ông luôn bảo vệ và che chở cho tôi; ông sẽ mãi là người khổng lồ tốt bụng của tôi!
Tôi đã lớn. Và có thể sau này khi tôi lớn hơn nứa, tôi sẽ yêu quý ông và hiều ông nhiều hơn. Tôi sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho tất cả những ai bị bệnh tim như ông tôi. "Ông ơi!"
Cho tới bây giờ, tôi cũng không còn nhớ rõ được về vẻ ngoài của ông. Tôi chỉ nhớ rằng ông tôi rất cao, vì cứ mỗi lần ông dắt tôi đi chơi thì tôi lại thấy cái bóng khổng lồ của ông đổ dài trên mặt đường. Ông tôi có một đôi bàn tay rất to và đầy chai với vô vàn những đường gân sần sùi chạy dọc chạy ngang. Không hiểu sao hồi đó tôi rất thích chơi"chi chi chành chành" với ông; có lẽ là tại vì bàn tay to lớn ấy của ông chẳng bao giờ bắt được ngón tay tí hon của tôi. Tôi lấy làm tự hào lắm! Và tôi cũng nhớ khuôn mặt hiền từ của ông mỗi khi ông cười; lúc ấy trên vầng trán cao cao và dưới khóe mắt ông tôi lại hiện ra những nếp da nhăn nheo; tưởng chừng như cả dòng thời gian cuộn vào trong những nếp gấp ấy... Những hình ảnh về ông in vào tâm trí tôi lúc đó - tâm trí của một đứa trẻ mới năm tuổi- dù chỉ nhẹ nhàng mờ ảo như những làn sương nhưng không bao giờ tôi có thể quên được!
Ông ngoại rất chiều tôi - đó là một lí do rất có lí để tôi rất yêu quý ông. Ông thường hay kể chuyện cho tôi nghe. Khác với bà tôi - bà lúc nào cũng kể chuyện cổ tích, thì ông tôi toàn kể những câu chuyện có thật, ông đã được nhìn, được nghe, được chứng kiến. Đó là những chiếc máy bay dội bom như trút nước tàn phá biết bao nhiêu ruộng vườn, nhà cửa; những đoàn quân đội lá xanh trên đầu rầm rập hành quân hay những con đường làng xơ xác, vắng vẻ mà ông đã từng hành quân qua... Lúc ấy tôi chưa hiểu thế nào là tình đoàn kết, tình đồng chí bên trong những câu chuyện của ông, thế nhưng tôi luôn chăm chú lắng nghe. Khi tôi bắt đầu biết đọc, cứ mỗi buổi sáng thức dậy tôi lại thấy một quyển truyện nhỏ đặt ở đầu giường. Tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng, la hét ầm ĩ và hỏi ông thì ông bào:
- Có một ông bụt hiện ra bảo ông là ai ngoan thì thưởng cho quyển truyện này!
- Cháu hả ông, cháu ngoan hả ông?... -Mắt tôi long lanh.
Và ông lại cười hà hà, xoa xoa đầu tôi...
Có lần bố mẹ tôi đi vắng, để tôi ở nhà một mình với ông bà. Buổi sáng ngủ dậy không thấy ông, tôi liền chạy ra cổng chờ ông về. Từ bên kia đường, ông tôi mỉm cười và vẫy tôi. Thế là tôi chẳng để ý xe cộ gì cả, chạy ào ra ngoài đường. Bỗng một tiếng "kít" ở ngay sát tôi! Không phải ô tô, không phải xe máy, chỉ là một người đi xe đạp; mà tôi cũng chỉ bị ngã trầy da. Ấy thế mà tôi đã òa lên khóc nức nở, mà lại còn không chịu đứng dậy nữa chứ! Mắt tôi đang nhòe đi vì nước, thì bỗng có một bàn tay thô thô, ráp ráp quẹt nước trên má tôi, xốc nách tôi vào nhà. Tự nhiên tôi cảm thấy chẳng còn đau đớn gì nữa cả; tôi nín thinh. Bàn tay của ông ngoại sao mà rộng lớn và ấm áp đến thế! Tôi thấy ông thật giống như người khổng lồ tốt bụng trong các câu chuyện của bà vậy. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi tôi ở bên ông!
Thời gian đến và đi cũng thật nhanh. Rồi cho tới một ngày, thần chết đã tới và mang đi của bà tôi người chồng, của bố mẹ và các bác tôi người cha, và của tôi người ông - người mà tôi tin tưởng và yêu quý nhất. Lúc ấy tôi không biết thế nào là cái chết, tôi chỉ thấy người ta đặt ông tôi nằm vào một cái hòm đậy kín. Tôi ngạc nhiên lắm khi thấy tất cả mọi người đều khóc lóc và đều tỏ ra rất đau đớn. Tôi đã không hề khóc được một giọt nước mắt nào cho tới khi chiếc xe chở quan tìa của ông tôi lăn bánh. Tôi còn nhỏ nên chỉ được ngồi ở xe khách. Bấy giờ tự nhiên tôi mới cảm thấy một cái gì đó thiếu vắng; không phải vì tôi nhận ra ông tôi đã mất mf chỉ đơn giản là tôi không được ngồi trên chiếc xe ấy, không được nhìn thấy ông tôi! Tôi đưa tay ra khoảng không để với lấy chiếc xe. Nhưng bàn tay của tôi vô vọng và nhòe đi giữa không trung. Tôi không biết rằng kể từ giờ phút ây, tooi không bào giờ còn được gặp ông, không bao giờ còn được chơi trò "chi chi chành chành" với ông nữa!! Những ngày sau đó, tôi thấy trên bàn thờ nhà tôi đặt tấm ảnh của ông. Ông đang mỉm cười, những nếp nhăn hiện lên trên vầng trấn và khóe mắt của ông. Mỗi lần đi qua chỗ ấy, tôi đều cười lại và chào ông rõ to, tôi còn vẫy tay với ông nữa; mặc dù chẳng bao giờ ông vẫy tay chào lại tôi!
Nhiều năm qua đi. Rồi bất chợt trong một khoảng thời gian nào đó, một giờ, một phút, một giây - không, chỉ một khoảnh khắc ngẳn ngủi tôi chợt nhận ra thế nào là mất đi một người thân yêu. Lúc đó tôi mười tuổi. Và tôi đã khóc, đã khóc thật nhiều bởi tôi nhớ tới ông tôi, nhớ bàn tay với những đường gân sần sùi chạy dọc chạy ngang, nhớ cái bóng khổng lồ của ông đổ dài trên mặt đường. Tôi cảm thấy ân hận vì tôi - đứa cháu mà ông yêu quý nhất không thể hiểu rằng ông đã ra đi, vì lúc ấy sao mà tôi khờ dại và ngốc nghếch thế,sao tôi không ngoan hơn, không chăm sóc ông tốt hơn, biết đâu.... Ông tôi đã mất. Đó là sự thật. Tôi phải dũng cảm nhìn vào sự thật ấy. Giờ đây tôi đã hiểu rằng mình phải sống tốt hơn, phải chăm sóc bà ngoại của tôi thật tốt. Bởi vì tôi hiểu rằng, ở một nơi nào đó trên kia, một nơi rất xa và rất xa, ông luôn bảo vệ và che chở cho tôi; ông sẽ mãi là người khổng lồ tốt bụng của tôi!
Tôi đã lớn. Và có thể sau này khi tôi lớn hơn nứa, tôi sẽ yêu quý ông và hiều ông nhiều hơn. Tôi sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho tất cả những ai bị bệnh tim như ông tôi. "Ông ơi!"
(Nguồn:
Internet)
#HÃY LIKE HOẶC SHARE NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH NHA!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được những bài viết mới nhất từ Thư viện Tài liệu học tập