16/3/17

Tài liệu tập huấn ra đề KTĐK theo Thông tư 22 của tất cả các môn ở Tiểu học

Đăng bởi Admin | 16/3/17 | 0 nhận xét
Tài liệu tập huấn ra đề KTĐK theo Thông tư 22 của tất cả các môn ở Tiểu học.


Tài liệu tập huấn ra đề KTĐK theo Thông tư 22 của tất cả các môn ở Tiểu học

I - Một số điểm cần lưu ý chung:

1. Đề KTĐK được thiết kế theo 4 mức độ:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
- Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học. trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
- Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn dề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
- Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

2. Những căn cứ để xác định các mức độ nhận thức:
Căn cứ vào Chuẩn KTKN của chương trình tiểu học:
- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Biết được thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).
- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Hiểu được và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh,...dựa trên các kiến thức trong SGK thì được xác định ở mức độ Thông hiểu (M2).
- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Hiểu được nhưng yêu cầu nêu, kể lại, nói ra,...ở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong SGK thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).
- Kiến thức nào mà CKTKN ghi ở phần Kĩ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học,...thì xác định là mức độ Vận dụng (M3).
- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Biết được và phần Kĩ năng làm được... thì có thể xác định ở mức độ Vận dụng (M3).
- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Hiểu được và phần Kĩ năng thiết kế, xây dựng... trong những hoàn cảnh mới, thì được xác định ở mức độ Vận dụng nâng cao (M4).

II - Một số lưu ý đối với môn Toán và Tiếng Việt:

1. Môn Toán:
a. Cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức (gợi ý tham khảo): Tùy từng trường hợp cụ thể, GV có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau, ví dụ tham khảo:
- Trắc nghiệm khách quan khoảng 80%; Tự luận khoảng 20%.
- Mức 1 khoảng 20%,; Mức 2 khoảng 30%; Mức 3 khoảng 30%; Mức 4 khoảng 20%.
b. Thời lượng làm bài: Khoảng 30 - 40 phút (theo thời gian của 1 tiết học theo từng lớp).
c. Số lượng câu: Khoảng 10 câu.

2. Môn Tiếng Việt:

Bấm vào hình ảnh để xem rõ hơn

Các bạn có thể tải bộ tài liệu ở đây:

Một số vấn đền lý luận chung về thiết kế ma trận và đề bài Kiểm tra định kì ở Tiểu học theo Thông tư 22
Hướng dẫn biên soạn đề Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo thông tư 22
Hướng dẫn biên soạn đề Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo thông tư 22 (file PP)
Hướng dẫn biên soạn đề Kiểm tra định kì môn Toán ở Tiểu học theo thông tư 22
Hướng dẫn biên soạn đề Kiểm tra định kì môn Địa lý và Lịch sử ở Tiểu học theo thông tư 22
Hướng dẫn xây dựng đề Kiểm tra định kì môn Khoa học ở Tiểu học theo Thông tư 22
Hướng dẫn ra câu hỏi và đề Kiểm tra định kì môn Tin học ở Tiểu học theo Thông tư 22
Hướng dẫn Đánh giá định kì môn Tiếng Anh ở Tiểu học theo Thông tư 22




#HÃY LIKE HOẶC SHARE NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH NHA!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được những bài viết mới nhất từ Thư viện Tài liệu học tập

Support : Document Library | Master's Thesis | Initiatives experience | Training materials | Site Map | Back Link | Contact | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thuvientailieu.edu.vn dưới dạng liên kết khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2016. Thư viện Tài liệu học tập - All Rights Reserved
Design by Ngan Dam
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Template by Dameva